Đặc sắc lễ hội mừng lúa mới ở Gia Lai

Lễ hội mừng lúa mới là một dịp lễ truyền thống đầy hứng khởi của vùng Tây Nguyên nước ta. Lễ hội lúa mới ở Gia Lai không chỉ là dịp để nhìn lại những nỗ lực, công sức của người nông dân trong suốt một mùa vụ, mà còn là dịp để cảm ơn các thần linh và tổ tiên đã ban cho bội thu, bảo vệ cho đồng bào qua mùa vụ trước đó. Lễ hội mừng lúa mới Gia Lai còn là sự kết nối tình cảm giữa con người và đất đai, giữa những thế hệ truyền đời này sang đời khác. Với những nghi lễ truyền thống độc đáo, những vũ điệu múa lân sôi nổi, lễ hội mang đến không chỉ niềm vui và phấn khởi, mà còn là những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc. Cùng hòa mình vào không khí sôi động của lễ hội mừng lúa mới Gia Lai, để cảm nhận sự ấm áp và gắn kết của cộng đồng vùng Tây Nguyên.

Nguồn gốc lễ hội mừng lúa mới

Theo như lời kể lại của các cụ, khi xưa, ở một bản làng nọ, có hai anh em trai cùng sống trong một gia đình nghèo, quanh năm không đủ cái ăn, cái mặc, cha mẹ thì già yếu. Cuộc sống của họ cứ diễn ra như vậy mãi cho đến khi cha mẹ của hai anh em qua đời chỉ vì đói. Những người dân ở trong bản cũng có chung cảnh đói nghèo, quanh năm luôn phải vào rừng sâu để đào rễ cây, củ mài về ăn rồi sống qua ngày. Từ ngày này qua tháng khác, cuộc sống của cứ tiếp diễn cho đến lúc hai anh em khôn lớn và trưởng thành, dân làng quanh năm vẫn phải sống chung với nghèo khổ, làm mãi nhưng không bao giờ đủ ăn. Không cam chịu phải sống trong cảnh nghèo đói, hai anh em quyết định đi xa để tìm kiếm lương thực giúp cuộc sống no đủ hơn. Hơn một năm, sau khi hai anh em trở về bản làng và mang theo thứ ngũ cốc ngon hơn cả ngô. Hai anh em hồ hởi nói được “người trời” cho thứ ngũ cốc “người trời” hay ăn, đó chính là những hạt lúa. Họ bắt đầu gieo trồng những hạt lúa xuống đất, rồi những hạt bắt đầu nảy mầm, đơm bông, kết hạt. Kể từ đó dân làng được ấm no, không phải vào rừng để đào củ mài, rễ cây như lúc trước nữa. Sau này, khi mà hai anh em họ qua đời, để ghi nhớ lại công lao, hằng năm cứ đến trước mùa gặt vụ lúa mới (tháng 8, 9 âm lịch), người dân trong bản làng tổ chức lễ mừng lúa mới để mọi người tưởng nhớ đến hai anh em.

Nguồn gốc lễ hội mừng lúa mới
Nguồn gốc lễ hội mừng lúa mới

Tin Tổng Hợp Gia Lai

Nét đặc sắc lễ hội mừng lúa mới

Lễ mừng lúa mới được dân làng chuẩn bị khá chu đáo, từ sáng sớm, già làng đã bắt đầu bày biện các lễ vật, phụ nữ thì thay phiên nhau giã gạo, nổi lửa để chế biến ra các món ăn ngon, thanh niên cũng cùng phụ chuẩn bị rượu thịt. Đặc biệt, phần lúa được đem đi giã phải là loại đẹp nhất, hạt phải đều, to, tròn và thể hiện được tấm lòng thành mà gia chủ đem lại. Thông thường thì lễ vật sẽ bắt buộc phải có 1 con heo, 3 ghè rượu và 2 con gà. Trong đó, 1 ghè rượu và 1 con heo dùng để mời hồn lúa về kho, 1 ghè rượu và 1 con heo còn lại dùng để báo tin cho tổ tiên và những lễ vật còn lại sẽ dùng để báo với Yang Chư Mố. 

Khi lễ mừng lúa mới chính thức diễn ra, già làng sẽ mang bộ trang phục truyền thống rồi ngồi nghiêm trang trước nơi bày biện lễ vật. Sau đó, đối diện thầy cúng sẽ là gia chủ, những người lớn tuổi và dân làng sẽ cùng ngồi xuống lần lượt theo thứ tự. Khi tiếng cồng chiêng bắt đầu cất lên, các cô gái sẽ giã gạo và thầy cúng cũng bắt đầu những câu ca quen thuộc của buổi Lễ mừng lúa mới. Thầy cúng sẽ khấn nguyện để thể hiện mong ước của gia chủ, không những vậy mà còn là của tất cả dân làng mong muốn về một cuộc sống đủ đầy, no ấm, hạnh phúc. Tiếp đến nghi lễ thứ 2 sẽ được bắt đầu khi người phụ nữ của chủ nhà bước lên bàn lễ để rót rượu ghè đem mời thầy cúng cùng các già làng. Đây cũng chính là một nghi nghi lễ thể hiện rõ chế độ mẫu hệ, khi kết thúc nghi lễ, thầy cúng vẫn sẽ tiếp tục khấn và mang các lễ vật vào chòi để mà nhập hồn lúa về kho. Sau khi phần Lễ mừng lúa mới được khép lại, người dân   cùng nhau ăn và uống rượu, lắng nghe tiếng cồng chiêng.

Nét đặc sắc lễ hội mừng lúa mới
Nét đặc sắc lễ hội mừng lúa mới

Lễ Bỏ Mả Ở Gia Lai

Một số lưu ý khi tham gia lễ hội mừng lúa mới

  • Nên đi sớm một tí để có vị trí thuận tiện, dễ dàng theo dõi toàn lễ hội.
  • Khi bạn mua đồ tại các gánh hàng bán trên thôn bản, bạn cần hỏi giá trước tránh bị chặt chém giá.
  • Hãy giữ các vật dụng cá nhân cẩn thận, tránh khỏi tình trạng bị mất cắp.
  • Bạn cần nên ăn mặc lịch sự, tôn trọng được văn hóa truyền thống ở địa phương.
  • Nếu có thể hãy sắp xếp lịch trình tham quan hợp lý, nên xem trước dự báo thời tiết để đảm bảo chuyến đi được diễn ra tốt đẹp.

Lễ hội mừng lúa mới ở Gia Lai là dịp để nhìn lại những cống hiến của người nông dân, công sức vất vả của họ trong suốt một mùa vụ để có được những sản vật bội thu. Đây cũng là lúc để cảm ơn các thần linh, tổ tiên đã ban cho mọi người một mùa vụ bình an, mưa thuận gió hòa, mang đến niềm vui và hy vọng cho mọi nhà. Lễ hội mừng lúa mới thu hút sự quan tâm, tham gia và yêu thương từ những du khách xa xôi. Hãy đọc thêm những bài viết của Tin Tức Gia Lai để tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, để cùng nhau xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho vùng đất cao nguyên này.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *