Nhắc đến Gia Lai không chỉ nhắc đến những cảnh quan thiên nhiên với những đồi núi chập chùng mà Gia Lai còn có những món ăn mang đậm vị ẩm thực phố núi một trong những món ăn khá dân dã của người dân nơi đây là bánh khọt mắm cà Gia Lai. Đặc biệt nếu thưởng thức món bánh khọt mắm cà sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm mới lạ bởi hương vị đặc trưng của nét ẩm thực vùng phố núi Pleiku.
Vị ngon đặc trưng của bánh khọt mắm cà
Với thời tiết se se lạnh ở Pleiku mà có được thưởn thức một đĩa bánh khọt nóng hổi chấm cùng với chén mắm cà đậm đà, cay nồng thì còn gì là tuyệt hơn. Chính vì thế, ngoài những món ăn nổi tiếng như bún cua thối, phở khô Gia Lai, gà nướng cơm lam… thì bánh khọt mắm cà cũng là một món ăn bạn nên thử khi đến Gia Lai.
Bánh khọt ở Gia Lai được ăn cùng với mắm cà pháo giòn giòn cùng vị mặn mặn, cay cay mang lại hương vị vừa lạ miệng, vừa quen thuộc khiến nhiều du khách đến Pleiku Gia Lai tò mò nếm thử. Nếu nhìn dĩa bánh khọt Gia Lai thì vẻ ngoài trông khá giống món bánh căn ở Đà Lạt, cũng được đổ bằng những khuôn đất nung. Nhiều nơi, bánh khọt được đổ bằng nhân tôm, thịt hay mực, nhưng bánh khọt ở Gia Lai thì lại đơn giản hơn, chỉ gồm: bột và trứng. Khi ăn món này người phố núi sẽ ăn chung với một chén mắm cà pháo. Món bánh khọt mắm cà Gia Lia đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người dân nơi đây vào buổi xế chiều. Còn với du khách khi đến du lịch tại Gia Lai, món bánh khọt tuy lạ lẫm này lại vô tình trở thành ẩm thực mang đậm hương vị nơi đây.
Cách chế biến món bánh khọt mắm cà
Mắm cà ở Gia Lai cách làm cũng khá đơn giản chỉ gồm cà pháo, dưa leo, thơm và mắm nêm hay còn gọi mắm cái. Cách mà người Pleiku chế biến mắm cà: đầu tiên rửa sạch cà, dưa, thơm, sau đó sẽ cắt miếng vừa ăn rồi đem phơi dưới nắng nhẹ để cho ráo nước và héo nhẹ, làm như vậy sẽ giúp cà, dưa giòn hơn. Tiếp theo sau khi phơi ráo mang trộn đều với mắm nêm cùng các gia vị phụ gia như gừng, ớt, tỏi, bột ngọt, đường,.. Sau một ngày, khi cà lên men, cà pháo và dưa leo sẽ có vị chua giòn, là đã có thể mang ăn kèm với bánh ngọt. Vậy là món mắm cà để ăn kèm với bánh khọt đã hoàn thành.
Bột làm bánh khọt được làm từ gạo, gạo sẽ được đem ngâm qua đêm rồi xay đến khi sánh sệt. Người Gia Lai thường tự xay gạo, để cho bánh được mềm và thơm, đây cũng là lý do người ta không dùng bột gạo đóng gói, xay sẵn. Thường, bột bánh sẽ pha thêm gia vị, rắc thêm chút hành lá để tạo hương vị trước khi đổ bánh. Lúc đổ bánh, quét thêm một lớp dầu mỏng vào trong khuôn đang nóng, sau đó người ta mới cho bột vào. Tiếp theo là bỏ trứng cút (hoặc trứng gà, trứng vịt tùy yêu cầu của khách hay cách chế biến của tiệm) để tạo nhân, rồi đậy kín nắp. Đợi trong vài phút, bánh sẽ chuyển màu, bánh giòn là lấy ra bỏ vào dĩa. Rắc thêm chút hành phi và vụn bánh mì chiên lên trên bánh hoặc có thể để bánh mà không cần rác thêm gì, là đã hoàn thành một dĩa bánh khọt thơm ngon.
Bánh khọt mắm cà Gia Lai ăn ở đâu
Khi ăn, bạn chỉ cần kẹp miếng bánh khọt với miếng mắm cà, ít đồ chua rồi chấm sau đó vào chén mắm. Như vậy là có thể cảm nhận được đủ vị của món ẩm thực lạ lẫm này của nơi này rồi. Và giá bán của món bánh khọt mắm cà ở thành phố Pleiku cũng khá rẻ, chỉ từ 30.000 đến 40.000 đồng/ 1 phần sẽ gồm khoảng 10 cái. Hai quán ăn được yêu thích nhất tại Pleiku có thể kể đến là:
- Quán bánh khọt bình dân – Số 54B Nguyễn Đường, Phường La Kring, Thành Phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
- Quán cô Linh – Số 56 Nguyễn Đường, Phường Diên Hồng, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.
Bánh khọt mắm cà Gia Lai tuy chỉ là một món ăn dân dã nhưng lại mang trong mình một hương vị có sức hút hấp dẫn với những tín đồ yêu thích những loại mắm. Chỉ với những loại nguyên liệu đơn giản cùng với sự khéo léo và sáng tạo của những con người nơi đây đã chế biến ra một món ăn để rồi trở thành món ăn nổi tiếng ở đây. Nếu bạn muốn được thưởng thức hết dần những món ăn hay chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đất này hãy theo dõi thêm về những bài viết của Tin Tức Gia Lai.