Đàn Tơ Rưng (hay còn còn là đàn T’rưng) là một trong những biểu tượng nổi bật của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là của vùng đất Gia Lai, ở nơi đây có rất nhiều bài hát, điệu nhạc được trình diễn qua âm nhạc đàn Tơ Rưng. Đàn Tơ Rưng Gia Lai không chỉ là một nhạc cụ truyền thống, mà còn chứa đựng trong đó những tâm hồn, tình cảm và lịch sử dân tộc đậm chất. Đây là một loại đàn mộc mạc nhưng thanh nhã, âm vang như trống đồng, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng những đồng bào vùng Tây Nguyên.
Nguồn gốc của đàn Tơ Rưng Gia Lai
Đàn Tơ Rưng có nguồn gốc từ dân tộc Jrai (Gia Rai), một trong những dân tộc sống tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đàn Tơ Rưng là một trong những nhạc cụ truyền thống đặc biệt và độc đáo của người dân tộc Tây Nguyên. Ngày xưa, thì người Tây Nguyên dùng tiếng đàn này với mục đích là xua đuổi các loài chim muông, các loài thú làm hại các cánh đồng phá hoại mùa màng. Một lưu ý dùng đàn là không được dùng đàn trong nhà để tránh ảnh hưởng, đuổi hồn những loài gia súc ở trong nhà đi.Cây đàn này được xem là “tâm hồn” của người dân Jrai và gắn liền với nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng và lễ hội truyền thống của dân tộc này.
Đàn Tơ Rưng là gì?
Đàn Tơ Rưng hay còn được gọi là T’rưng là nhạc cụ đặc trưng của vùng đất Gia Lai, Tây Nguyên. Đàn Tơ Rưng được chế tạo từ vật liệu rất thô sơ, là những ống tre, nứa. Chiếc đàn Tơ Rưng xuất hiện đầu tiên có cấu trúc gồm 5 ống trúc được cột với nhau bằng hai đầu dây, 2 bên 2 đầu sẽ có 2 người vịn để nâng đàn, 1 người sẽ đánh đàn tạo ra âm thanh. Đàn T’rưng sử dụng để hòa âm hay phối khí và có thể kết hợp với nhiều nhạc cụ khác để tạo ra những bản hòa ca khác nhau, cũng có thể dùng để độc diễn tạo nên nhiều bài diễn phong phú, đa dạng thường được biểu diễn trong các lễ hội truyền thống hoặc trong những lần sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người đồng bào Ba Na, Gia Rai, Ê đê…
Âm thanh của cây đàn Tơ Rưng rất đặc trưng, tùy vào cách làm đàn khác nhau mà sẽ tạo ra những âm thanh trầm bổng, cao thấp, êm dịu cũng có phần khác nhau. Nhưng thường âm thanh của đàn rất trong, khi nghe tiếng đàn vang lên, bạn có thể cảm nhận được sự trong trẻo nhưng cũng không kém phần hùng vĩ của núi rừng nơi đây. Đàn Tơ Rưng Gia Lai khi hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác như cồng chiêng,… sẽ tạo ra những giai điệu rất đặc biệt. Tiếng đàn vô cùng trong trẻo kết hợp với tiếng vang của cồng chiêng sẽ tạo ra một không khí vô cùng nhộn nhịp, vui tươi.
Khám phá: văn hóa nhà Rông ở Gia Lai
Cấu tạo và những loại đàn Tơ Rưng
Đàn Tơ Rưng được tạo ra từ những ống nứa khô, rỗng ruột, có chiều dài, kích thước khác nhau. Mỗi ống đàn sẽ gồm hai phần đó là ống hơi và thanh cộng hưởng, giữa 2 phần này sẽ có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên một cao độ chuẩn và âm thanh vang vọng. Cấu tạo của đàn sẽ là các ống nứa được liên kết bằng những sợi dây nhỏ, rất bền và chắc. Chiếc đàn được tạo bằng nhiều ống nứa, tre với kích thước khác nhau, ống ở trên cùng sẽ dài khoảng 70 – 90cm, ống dưới cùng khoảng chừng 20 – 30cm. Đàn T’rưng của người dân tộc Ba Na sẽ khoảng 12 – 18 ống nứa, tre trong khi đó đàn T’rưng của người dân tộc Ê đê, Mnong chỉ khoảng từ 7 – 9 ống. Đàn sẽ có một trụ chính thẳng đứng gồm có 3 chân làm giá đỡ cho đàn và 2 trụ được gắn nằm dọc theo những thanh ống nứa và cong xuôi theo những ống nứa đó. Các ống nứa sẽ được xếp đan xen với nhau, các dùi để gõ đàn thường sẽ được làm bằng gỗ hoặc sừng của những loài động vật.
Lúc trước, các loại đàn sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc dân tộc, ví dụ như tộc người Ba Na thì sẽ có đàn gồm 18 ống, còn các tộc người còn lại sẽ có các loại đàn với ống nứa hơn. Đến nay, với trình độ điêu luyện, người ta có thể làm ra rất nhiều loại đàn Tơ Rưng khác nhau để phù với từng mục đích sử dụng. Các loại đàn T’rưng hiện nay gồm: đàn 2 giàn, đàn 3 giàn, đàn 15 ống dành cho thiếu nhi, đàn 3 dàn lớn Chromatic…
Đàn T’rưng ở Gia Lai, với tiếng ve vuốt cao vút và cung cấp bằng tình yêu nồng nàn, đã cất lên những giai điệu hòa quyện với thiên nhiên và cuộc sống của người dân Tây Nguyên. Nó không chỉ đơn thuần là nhạc cụ, mà còn là ngôn ngữ để thể hiện tâm tư, tình cảm và những giá trị tinh thần của người dân Gia Lai. Qua đàn Tơ Rưng Gia Lai, những huyền thoại và truyền thống lâu đời được truyền tải từ thế hệ này đến thế hệ khác, góp phần làm sâu sắc thêm nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc này. Cùng Tin Tức Gia Lai lan tỏa vẻ đẹp và giá trị của nơi đất đỏ bazan này để giữ mãi ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa truyền thống.