Cồng Chiêng Gia Lai – Một Phần Di Sản Của Nhân Loại

Nhấc chân bước vào thế giới đầy màu sắc và âm nhạc của cồng chiêng Gia Lai, bạn sẽ được trải nghiệm một vùng đất đậm đà nền văn hóa độc đáo và sự gắn kết của cộng đồng dân tộc. Để đến được đây, chúng ta cùng nhau lắng nghe nhịp điệu chầm chậm của những câu chuyện xưa, vang lên từ những tiếng cồng chiêng (định nghĩa cồng chiêng) hòa quyện với tiếng hát, làm lay động trái tim và tâm hồn. Cồng chiêng Gia Lai mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc của các dân tộc địa phương. Nó là biểu tượng của niềm kiêu hãnh và lòng tự hào của người dân Gia Lai, chứa đựng những giá trị truyền thống và lòng kính trọng đối với tổ tiên, thiên nhiên và cuộc sống.

nghệ nhân đánh cồng chiêng Gia Lai
Nghệ nhân đánh cồng chiêng Gia Lai

Cồng chiêng là gì?

Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đặc trưng của một số các dân tộc thiểu số, còn có tên gọi trong tiếng anh là goong. Cồng chiêng là loại một trong những loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam nói chung và nền văn hóa Tây Nguyên nói riêng, được trưng bày ở nhiều bảo tàng nổi tiếng trên khắp cả nước. Ngay từ lúc ra đời, trong các lễ hội của người Việt xưa đều sẽ vang lên những tiếng cồng chiêng vừa trầm lắng lại vừa hào hùng, vang vọng khắp núi rừng.Cho đến tận bấy giờ, dù cồng chiêng đã không còn phổ biến nữa nhưng vẫn là một nét văn hóa nhằm giữ gìn những giá trị ở quá khứ, qua đó phản ánh được đời sống của các thế hệ cha ông ta cho con cháu ngàn đời lưu truyền học tập và phát huy.

Tin Tổng Hợp Gia Lai

Nguồn gốc của cồng chiêng Gia Lai

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của văn hóa đặc sắc này chính là cư dân đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Êđê, Giarai… Cồng chiêng Gia Lai có nguồn gốc xuất phát từ truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời. Về cội nguồn, có những nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng chính là “hậu duệ” của loại đàn đá. trước khi có đồng, người xưa đã tìm ra công cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi sau đó tới thời đại đồ đồng, mới xuất hiện chiêng đồng… Từ thuở sơ khai, tiếng cồng chiêng được đánh lên để ăn mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện cho tín ngưỡng – là cách giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh ngân nga sâu lắng, nhưng lại thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với cùng tiếng suối, tiếng gió sống mãi với đất trời và trong lòng mỗi con người Gia Lai. Tại các lễ hội trong năm, từ nghi lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến nghi thức bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ đâm trâu… đều phải sẽ có sự xuất hiện của tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn một đời người, tiếng chiêng là vật nối liền, kết dính các thế hệ.

Cồng Chiêng Gia Lai - Một Phần Di Sản Của Nhân Loại - Tin Tức Gia Lai
Văn hóa cồng chiêng Gia Lai

Khám phá tượng nhà mồ Gia Lai

Cách đánh cồng chiêng Gia Lai

Người Gia Lai thường có hai cách đánh cồng chiêng. Một cách sẽ đánh bằng dùi, còn một cách đánh bằng cườm tay. Dùi chiêng gồm hai loại, một loại là dùi mềm và còn một loại dùi là cứng. Loại dùi mềm thường được làm bằng gốc của cây dứa dại khô hoặc được làm bằng gỗ có bọc vải. Loại dùi cứng thường hay được làm bằng các nhánh gỗ khô hoặc thân của cây sắn tươi. Mỗi loại dùi chiêng khi được tác động lên mặt chiêng sẽ tạo ra những âm sắc chiêng khác nhau. Loại dùi mềm sẽ cho ra âm thanh tròn trĩnh, trầm hùng. Loại dùi cứng sẽ cho âm thanh có phần sắc nhọn, chứa sự mãnh liệt của âm thanh. Còn đánh bằng cườm tay cho ta một cảm nhận âm thanh xa xăm, đôi phần bí ẩn. Khi đánh chiêng, tay phải sẽ cầm dùi, hoặc cườm tay tác động vào mặt chiêng để tạo ra âm thanh, còn về tay trái lúc chặn vào mặt chiêng, lúc bỏ khỏi mặt chiêng sẽ tạo ra được âm chiêng (hay nốt nhạc chiêng). Nếu đánh tốt thì sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai tay phải và trái của người đánh chiêng sẽ tạo một âm chiêng rất hoàn chỉnh. Nhưng nếu muốn tham gia diễn tấu được một bài chiêng thì sẽ còn phức tạp và khó hơn rất nhiều. Mỗi thành viên khi được tham gia vào dàn chiêng sẽ giữ vị trí cao độ và tiết tấu khác nhau. Do vậy họ cần phải nắm rất chắc thời khắc để gõ chiêng của mình làm sao để cho đúng thời khắc tiết tấu, đúng giai điệu chiêng và đúng âm sắc. Và sự thành công của bản nhạc chiêng chính là sự đồng cảm, tập trung, hào hứng của những người đánh chiêng khi cùng nhau biểu diễn một bản nhạc cồng chiêng.

Nhưng những âm vang cồng chiêng không chỉ là những giai điệu đơn thuần, mà chúng đưa ta vào cuộc hành trình đầy màu sắc của lịch sử, của những đời người truyền nhau những bí quyết chế tạo cồng chiêng và những câu chuyện thú vị xoay quanh cuộc sống của người dân Gia Lai. Trong tiếng cồng chiêng, chúng ta đã thấu hiểu được sự đoàn kết, lòng kiên nhẫn và tinh thần sáng tạo của mỗi con người. Nhưng nhấn chìm trong âm vang đó là những giá trị tinh túy, là lòng trung thành với đất nước và nguồn gốc của mình. Hãy tiếp tục theo dõi Tin Tức Gia Lai và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc sắc của Gia Lai, để những nhịp điệu tâm linh và nghệ thuật này tiếp tục sống mãi trong lòng mọi người và đem lại niềm tự hào về đất nước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *